1. Bí kíp đặc biệt dành cho các bạn học sinh, sinh viên muốn du học Anh quốc
Nếu bạn muốn học đại học tại Vương quốc Anh, bạn cần phải nộp hồ sơ đăng ký học thông qua UCAS. UCAS là cơ quan phụ trách tuyển sinh bậc đại học tại Vương quốc Anh. Tổ chức này không chỉ xử lý hơn 2 triệu hồ sơ đăng ký các khoá học đại học tại Anh hàng năm mà còn giúp sinh viên tìm được khoá học phù hợp cho mình.
Với mẫu đơn UCAS, bạn có thể đăng ký tới 5 khoá học khác nhau. Đơn UCAS cũng là cơ hội để bạn tạo ấn tượng với các trường đại học, cao đẳng và giúp cán bộ tuyển sinh thấy được vì sao bạn lại phù hợp với khoá học của các trường đó.
Bài tự giới thiệu bản thân (Personal Statement) là phần duy nhất trong mẫu đơn của UCAS cho phép thí sinh có cơ hội giới thiệu về bản thân và tạo ấn tượng tích cực. Chính vì vậy viết bài tự giới thiệu bản thân là một việc rất quan trọng; bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn học sinh, sinh viên cách viết bài tự giới thiệu bản thân thành công.
Trước đây, UCAS1 chỉ dành một vài dòng để các thí sinh viết Personal Statement nhưng đến nay, thí sinh đã có cả một trang để trình bày nội dung này; qua đây, có thể thấy các cán bộ tuyển sinh coi trọng bài tự giới thiệu bản thân như thế nào. Và bạn cũng nên coi trọng việc viết bài tự giới thiệu bản thân như vậy. Hãy dành tất cả thời gian và sự cẩn thận có thể để viết một bản Personal Statement thật “oách.”
2. Hãy “xử lý” bài tự giới thiệu bản thân UCAS qua từng bước
Để bắt đầu, bao giờ cũng khó khăn nhưng nếu bạn làm từng bước thì sẽ thấy nhiệm vụ trở nên dễ dàng hơn. Bạn hãy chuẩn bị nội dung trước thay cho việc ngồi nghĩ và viết trực tiếp trên trang của UCAS để tránh áp lực về thời gian. Đồng thời, làm như vậy, bạn có thể vô tư thêm hay bớt nội dung trong bài viết của mình.
Sau đây là quy trình các bước cần làm:
- Lập danh sách tất cả những gì có thể phù hợp với nội dung Bài tự giới thiệu bản thân.
- Từ danh sách đó, quyết định điều gì là tốt nhất để đưa vào Bài tự giới thiệu bản thân.
- Quyết định về thứ tự sắp xếp các ý.
- Quyết định phần nào thì nên đưa những chi tiết và ví dụ bổ trợ và nội dung của những ví dụ bổ trợ đó.
- Viết bản thảo đầu tiên của Bài tự giới thiệu bản thân và đưa nó cho người hướng dẫn của bạn. Hãy chuẩn bị tinh thần là bạn có thể sẽ phải viết một vài bản thảo nữa đấy!
3. Các bước thực hiện chi tiết
Bước 1: Lập danh sách tất cả những gì có thể đưa vào Bài tự giới thiệu bản thân
Hãy bắt đầu bằng việc lập ra một danh sách tất cả những gì bạn có thể đưa vào Bài tự giới thiệu bản thân, đưa chúng vào dưới ba tiêu đề chính như sau:
- Lý do lựa chọn khóa học
- Những thành tựu và kinh nghiệm có giá trị và đáng được nêu lên
- Miêu tả những sở thích của bạn
- Hãy đừng bận tâm về thứ tự, độ dài hay cách diễn đạt; những cái đó để sau.
Lựa chọn khóa học
Bạn cần giải thích tại sao bạn lại lựa chọn khóa học đó. Kể cả nếu khóa học đó là chuyển tiếp thẳng từ khóa học Chứng chỉ A thì bạn cũng vẫn phải giải thích tại sao bạn muốn học tiếp (những) môn học đó ba năm nữa. Nếu lựa chọn của bạn là khóa học bạn chưa từng học trước đây thì đương nhiên bạn phải chứng minh là bạn hiểu về nội dung của khóa học đó. Thông tin về nội dung chi tiết của khóa học đại học và yêu cầu đầu vào trên trang web của UCAS sẽ cho bạn biết tiêu chuẩn mà các cán bộ tuyển sinh đang tìm kiếm.
Một số gợi ý:
- Các lý do liên hệ đến khóa học Chứng chỉ A: Có khía cạnh nào (về nội dung hoặc/và cách tiếp cận) của các môn học Chứng chỉ A bạn hiện đang học mà bạn đặc biệt yêu thích đồng thời lại liên quan đến khóa học Đại học bạn muốn học? Nếu có, hãy viết về những điều đó trong Bài tự giới thiệu bản thân. Hãy lưu ý sẽ là không đủ nếu chỉ viết ‘Tôi thích môn Kinh tế, vì vậy tôi nộp đơn xin học chuyên ngành Kinh tế.” Bạn cần phải làm rõ tại sao bạn lại thích học môn Kinh tế.
- Kế hoạch nghề nghiệp: Bạn cần phải viết về kế hoạch nghề nghiệp sau này của mình, kể cả nếu lúc này bạn vẫn còn đang phân vân. Nếu bạn đã có ý tưởng về nghề nghiệp tương lai của mình, bạn nên miêu tả tại sao ngành nghề đó lại hấp dẫn bạn. Nội dung này đặc biệt quan trọng với những ngành nghề đặc thù như ngành Luật hay ngành Y.
- Kinh nghiệm: Hãy nêu bất kì kinh nghiệm có liên quan nào, có thể kinh nghiệm đó liên quan đến gia đình, bạn bè, kinh nghiệm làm việc hay học việc,… Nội dung này rất cần thiết cho các khóa học liên quan đến ngành y cũng như các khóa học đào tạo nguyên ngành. Bạn có kinh nghiệm nào khác, như kinh nghiệm làm việc làm việc bán thời gian, có thể giúp củng cố cam kết theo học chuyên ngành đã lựa chọn ứng tuyển không?
Nếu bạn nộp hồ sơ cho hơn một ngành học, bạn có hai lựa chọn. Lựa chọn thứ nhất là tập trung vào ngành nào mang tính cạnh tranh cao nhất, trong khi đó bạn vẫn cần thể hiện rằng bạn thực sự hứng thú với chuyên ngành khác đã đăng kí, ít cạnh tranh hơn và an toàn hơn. Lựa chọn thứ hai là tìm kiếm những lý do có thể áp dụng với cả hai chuyên ngành học, nhưng hãy chú ý tránh việc viết chung chung. Những lời khuyên và tư vấn về việc nên viết cái gì sẽ rất có tác dụng trong những trường hợp như thế này.
Kinh nghiệm, thành tích và sở thích
Các bạn hãy xem checklist dưới đây và lập ra một danh sách những gì có thể sẽ đưa vào Bài tự giới thiệu bản thân. Các bạn cũng đừng bận tâm nhiều về thứ tự của những thông tin đó ở giai đoạn này:
- Trách nhiệm: Ở trường, là thành viên của một câu lạc bộ hay một nhóm.
- Công việc tình nguyện: Ví dụ như các công việc tình nguyện với trẻ em, người già, người tàn tật.
- Thể thao: Môn thể thao bạn chơi ở trường cũng như bên ngoài trường học. Bạn có thành tích nào đặc biệt khi chơi trong đội tuyển của trường hay của câu lạc bộ không?
- Giải thưởng: Ví dụ như các giải thưởng về âm nhạc, giải thể thao hay diễn xuất.
- Công việc: Các công việc làm trong thời gian rảnh rỗi, kinh nghiệm làm việc,…
- Sở thích: Những gì bạn thích làm trong thời gian rảnh rỗi, các hoạt động trong và ngoài trường, ….
- Các sở thích khác: Ví dụ như đọc sách, nghe nhạc hay làm nhạc
- Các chuyến đi đã thực hiện: Các kì nghỉ, tham quan thực tế, giao lưu hay kinh nghiệm du học
Sau khi hoàn thành việc lập danh sách, bạn hãy đưa bản danh sách đó cho bạn bè, thày cô giáo, bố mẹ, v…v… và nhờ họ góp ý. Họ có thể nhắc bạn bổ sung những thông tin mà bạn đã bỏ quên hoặc nghĩ rằng không quan trọng. Đồng thời, bạn cũng không thể là chuyên gia về mọi lĩnh vực nên cũng đừng ngại nêu ra những sở thích nho nhỏ của mình. Một điều quan trọng nữa là Bài tự giới thiệu bản thân UCAS là tài liệu chính để tham khảo trong cuộc phỏng vấn, vì vậy đừng sáng tác ra những điều không có thật.
Bước 2: Quyết định điều gì sẽ đưa vào Bài tự giới thiệu bản thân
Lúc này khi bạn đã có một danh sách những điều có thể đưa vào Bài tự giới thiệu bản thân, bạn cần nghĩ về việc sử dụng chúng như thế nào. Đừng vội lo lắng về việc lựa chọn từ ngữ chính xác hay thứ tự sắp xếp câu nào trước câu nào sau – hãy nghĩ xem những thông tin bạn đã liệt kê ra sẽ được đưa vào Bài tự giới thiệu bản thân như thế nào khi bạn viết.
Lý do bạn lựa chọn khóa học nên chiếm 30% hoặc hơn nữa trong nội dung của Bài tự giới thiệu bản thân. Nội dung còn lại sẽ dành cho các thành tích, kinh nghiệm và sở thích, kết luận chỉ nên dài một cho đến hai dòng. Bạn có thể viết dài tương đương 40 – 47 dòng. Nếu may mắn bạn có thể sắp xếp các ý mình cần viết vừa vặn với khoảng trống cho phép viết – bạn không cần phải viết đầy cả trang nhưng nếu như bạn chỉ viết nửa trang thì Bài tự giới thiệu bản thân lại trông có vẻ sơ sài.
Nếu bạn có quá nhiều điều để viết, hãy mạnh dạn lược bỏ những thông tin đã cũ, không quan trọng và trùng lặp đồng thời hãy rút ngắn phần nội dung nhấn mạnh cùng một mảng thành tích (ví dụ các giải thưởng đạt được). Ngược lại, nếu bạn không có đủ dữ kiện để viết Bài tự giới thiệu bản thân, hãy xem lại danh sách bạn đã lập ở Bước 1. Hãy tự hỏi liệu mình có bỏ qua điều gì bởi vì mình nghĩ điều đó không quan trọng không? Và khi bạn viết về một sở thích gì đó thì cũng đừng nghĩ rằng mình phải là một chuyên gia về sở thích hay lĩnh vực đó – chỉ cần bạn có thể nói một chút về sở thích đó của mình trong cuộc phỏng vấn là được. Một cách khác là bạn chỉ đơn giản bổ sung thêm nội dung cho những ý mình đã có. Những thông tin bổ trợ là một phần quan trọng của Bài tự giới thiệu bản thân (xem phần dưới). Tuy nhiên….thông tin chính xác, đầy đủ và thuyết phục còn tốt hơn là lấp chỗ trống bằng những câu chung chung – chất lượng bài viết quan trọng hơn số lượng từ.
Nếu như bạn muốn yêu cầu lùi thời điểm nhập học (ví dụ nếu bạn quyết định rằng bạn muốn có một năm không đến trường – GAP year), bạn phải viết một đoạn ngắn về kế hoạch cho GAP year của mình. Nội dung này được đưa vào phần cuối của Bài tự giới thiệu bản thân.
Chúc bạn áp dụng thành công những hướng dẫn trên!
Mọi thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ EduBridge VIệt Nam:
Trụ sở chính tại Thành phố Huế
Tầng 4, 18 Lê Lợi, Phường Vĩnh Ninh
Email: edubridgevn@gmail.com
Điện thoại: 0234 3938 455 hoặc 0914 202 757
Văn phòng Đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh
266/13 Hoàng Hoa Thám, Phường 12, Quận Tân Bình
Email: edubridgevn7@gmail.com
Điện thoại: 028 6268 0061 hoặc 0983 937 537
Fanpage: Du học - Visa EduBridge Viet Nam
Website: edubridgevn.com