08/01/2018 |
LUẬT LỆ QUANH TA (BÀI 54) NGƯỜI NGOẠI QUỐC MUA NHÀ TẠI ÚC |
Ngày càng có nhiều người nước ngoài muốn đầu tư bất động sản hoặc sở hữu một căn nhà tại Úc. Thế nhưng không phải loại nhà nào tại Úc mà người nước ngoài cũng có thể sở hữu. Quy trình để tiến hành mua một căn nhà từ nước ngoài như thế nào?
Người nước ngoài muốn mua nhà phải xin phép
Chính phủ Úc tuyên bố siết chặt quy định đầu tư nước ngoài vào bất động sản, nhằm ngăn chặn giá nhà đất tăng cao, tạo điều kiện cho người dân Úc, đặc biệt là giới trẻ, có cơ hội mua nhà để ở.
Theo đó, người nước ngoài tạm trú tại Úc sẽ được tuyển chọn kỹ, phải có giấy phép của Cơ quan kiểm soát đầu tư ngoại quốc (FIRB) trước khi mua bất động sản và phải bán bất động sản đó khi rời khỏi Úc. Người mua nhà có thể nộp đơn qua trang mạng của FIRB và nhận giấy phép qua email.
Ai mua đất trong hai năm không xây nhà cũng phải bán lại. Quy định này cũng được áp đối với sinh viên du học tại Úc.
Nếu mua nhà từ một nhà đầu tư (developer) mà họ đã xin phép Cơ quan kiểm soát đầu tư ngoại quốc (FIRB) thì người mua không cần phải xin phép nữa. Tuy nhiên để bảo đảm, họ nên kiểm tra cẩn than giấy phép của nhà đầu tư này.
Cơ quan chức năng Úc có thể buộc những người không sống ở Úc bán bất động sản và thu hồi tiền lãi của những nhà đầu tư vi phạm thỏa thuận khi mua.
Chỉ được mua nhà mới hoặc nhà dự án “off the plan”?
Có hai dạng người ngoại quốc: Người đầu tư từ Việt Nam không sở hữu visa Úc; người đang tạm trú tại Úc với các loại visa khác nhau như visa du học sinh, visa kinh doanh, đầu tư.
Những người nước ngoài không có visa Úc chỉ được phép mua nhà mới hoàn toàn hoặc nhà dự án đang trong quá trình xây cất (còn gọi là off-the-plan).
Những người tạm trú là người đang cư trú tại Úc và thỏa mãn hai điều kiện sau:
- Giữ thị thực tạm thời trong một khoảng thời gian liên tục trên 12 tháng (bất kể thời gian còn lại của thị thực là bao nhiêu).
- Đã nộp đơn xin thường trú và thị thực tạm thời cho phép ra vào Úc tự do đến khi hồ sơ hoàn thành.
People standing near 'for sale' sign and house outline
Tất cả cư dân tạm trú đều phải thông báo cho Ủy ban Thẩm định đầu tư nước ngoài (FIRB) khi muốn thực hiện bất cứ giao dịch mua bất động sản nhà ở nào tại Úc.
Theo chính sách này, cư dân tạm trú được phép mua một căn nhà có sẵn làm nơi cư trú. Tuy nhiên, có thể mua những căn nhà mới hoặc đất trống để xây nhà. Chính phủ khuyến khích điều này vì nó làm gia tăng bất động sản có sẵn ở Úc, giải quyết phần nào tình trạng thiếu hụt nhà ở đang phổ biến ở nhiều địa phương.
Điều khác biệt giữa nhà có sẵn, nhà xây mới hoặc đất trống là gì?
Nơi cư trú đã qua sử dụng (nhà có sẵn)
Một nơi cư trú đã qua sử dụng được hiểu là nhà ở đã xây dựng trong thời gian dài hoặc đã từng có người sinh sống. Với bất động sản dạng này, cư dân tạm trú chỉ được phép sử dụng làm nơi trú ngụ, không dùng vào các mục đích đầu tư.
Bạn sẽ phải thông báo cho FIRB khi có giao dịch mua bất động sản loại này, tuy nhiên thủ tục phê duyệt thường rất đơn giản, tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài. Nhưng cũng cần lưu ý là có thể bị ràng buộc bởi một số điều kiện, chẳng
Nơi cư trú mới được hiểu là một căn nhà được mua trực tiếp từ chủ đầu tư và chưa từng được sử dụng trong 12 tháng kể từ ngày bán. Bạn vẫn phải nộp đơn xin sở hữu bất động sản cho FIRB nhưng không giống trường hợp nhà ở đã qua sử dụng, việc xét duyệt thường rất dễ dàng và không đi kèm bất cứ điều kiện gì.
Đối với những du học sinh có visa từ 1 năm trở lên đều có thể mua nhà cũ hay còn gọi là seconhand properties, nhưng chỉ được mua với mục đích để ở. Du hoc sinh có thể sở hữu bất động sản mua lại này, nhưng phải là căn nhà đầu tiên mua để ở, chứ không phải cho mục đích đầu tư.
Lưu ý là trước khi visa hết hạn, họ phải bán bất động sản đó trong vòng 3 tháng, ngay cả khi không được giá tốt. Nếu không chủ sỡ hữu sẽ phải lãnh án tù lên đến 3 năm và bị phạt tiền.
Ngoài ra du học sinh cần cân nhắc tìm cho mình một luật sư giỏi để giúp đỡ mình về mặt pháp lý khi mua nhà vì luật lệ Úc rất gắt gao và không ít trường hợp người mua vô tình phải chịu phạt vì không làm đúng luật khi mua nhà đất tại Úc.
Thuế con niêm "stam duty" với người nước ngoài
Chính phủ tăng phí phụ thu thuế stamp duty đối với người mua nhà là người nước ngoài từ 3% lên 7%, và áp dụng cho các hợp đồng được ký kể từ sau ngày 1/7/2016.
China Property Developers
Phí phụ thu trong trường hợp chủ đất vắng mặt cũng sẽ tăng từ 0.5% lên 1.5% kể từ năm 2017. Công dân Victoria sẽ không phải đóng những phí phụ thu này.
Thống kê cho thấy số người nước ngoài mua nhà ở Úc đã tăng mạnh và ổn định trong những năm gần đây.
Để có thêm thông tin về việc mua nhà tại Úc đối với người nước ngoài, có thể truy cập vào trang web https://firb.gov.au/about/contacts. Đây là một trang thông tin về đầu tư nước ngoài ở Úc. Trang mạng sẽ có những tin tức mới nhất về việc đầu tư nước ngoài vào Úc, trên nhiều lĩnh vực khác nhau, từ quy trình làm thế nào để một người ngoại quốc mua được bất động sản ở Úc cho đến mức phí cho từng loại ra sao…
Người nước ngoài gặp nhiều khó khăn hơn khi mua nhà
Các công ty bất động sản ở Melbourne cho biết những thay đổi về quy định và chính sách cho vay, cùng với việc tăng thuế đất (stamp duty) đối với các nhà đầu tư nước ngoài đã tạo ra sự sụt giảm nghiêm trọng số khách hàng Trung Quốc ở mảng thị trường bất động sản cao cấp.
Trong khi đó các nhà phân tích cũng cảnh báo rằng hàng ngàn căn hộ do các công ty nước ngoài đầu tư tại Úc mà khách hàng đã mua trên giấy tờ đang phải đối mặt với viễn cảnh không thể bảo đảm được các khoản vay ngân hàng để tiếp tục dự án.
Các ngân hàng lớn ở Úc đều đang áp dụng những chính sách giới hạn nghiêm khắc về việc cho nhà đầu tư nước ngoài vay. Cụ thể Westpac và ANZ đã ngừng cho người nước ngoài vay mua nhà tại Úc, NAB yêu cầu khấu trừ 40 phần trăm thu nhập nước ngoài của người vay.
Những động thái này được các ngân hàng Úc đưa ra sau khi Cơ quan kiểm soát đầu tư ngoại quốc (Foreign Investment Review Board – FIRB) ban lệnh cấm các nhà đầu tư nước ngoài mua những bất động đã qua sử dụng, và giới hạn số tiền mặt mà một công dân Trung Quốc có thể đem ra khỏi nước họ.
Nguồn: www.sbs.com.au |
[ In trang ] [ Đóng lại ] |