Hotline: 0914 202 757 | Liên hệ

2 NGƯỜI GIÀU NHẤT CANADA CÓ CỦA CẢI BẰNG 11 TRIỆU NGƯỜI NGHÈO

Hai người giàu nhất Canada có lượng của cải bằng 30% dân chúng nghèo nhất nước cộng lại, theo một báo cáo mới của một nhóm các tổ chức viện trợ quốc tế.

 

David Thomson, trái, chủ tịch của Thomson Reuters, và Galen Weston cha, tổng giám đốc của Loblaws Companies Limited. (Ảnh: Peter Jones, Mike Cassese/Reuters).

 

Báo cáo của Oxfam cho biết rằng của cải của hai doanh nhân tỷ phú David Thomson, chủ tịch của Thomson Reuters, và Galen Weston cha, tổng giám đốc của Loblaws Companies Limited, bằng với của cải của khoảng 11 triệu người Canada.

 

Oxfam International công bố báo cáo “Một nền kinh tế cho 99% dân chúng” trước khi Diễn đàn Kinh tế Thế giới diễn ra ở Davos, Thụy Sỹ, từ thứ Ba 17-1.

 

Báo cáo này cũng nói rằng tám người giàu nhất thế giới có mức của cải bằng 50% người nghèo nhất trong dân số thế giới.

Lauren Ravon, giám đốc chính sách và các chiến dịch của Oxfam Canada, nói, “Đây không phải là một báo cáo về người giàu và người nghèo. Đây là báo cáo về giới siêu giàu và những người còn lại trong chúng ta.”

 

Oxfam tính toán về sự phân phối của cải toàn cầu dựa trên sách Dữ liệu Của cải Toàn cầu Credit Suisse, và tính của cải của những người giàu nhất thế giới dựa trên danh sách tỷ phú hàng năm của tạp chí Forbes (được công bố lần gần đây nhất vào tháng 3 năm 2016).

 

Jim Davies, giáo sư Đại học Western Ontario có tham gia soạn báo cáo Credit Suisse, nói có tình trạng bất bình đẳng của cải có những tác động sâu rộng hơn. Ông nhận định rằng những tác động đó thường khác với tác động của tình trạng bất bình đẳng thu nhập.

 

Của cải được tính bằng cách lấy tài sản của một người trừ đi các khoản nợ của họ, trong khi thu nhập là số tiền hoặc tài sản mà một người kiếm được hoặc nhận được trong một khoảng thời gian. Theo giáo sư Davies, của cải bảo đảm cho cuộc sống, trong khi thu nhập không phải lúc nào cũng bảo đảm được.

 

Bà Ravon nói rằng các ảnh hưởng của tình trạng bất bình đẳng của cải có thể lan sang những phần khác của xã hội. “Ở những nước bất bình đẳng hơn, có tỷ lệ tội phạm cao hơn. Những xã hội đó ít lành mạnh hơn. Người ta không tin nhau nhiều hơn. Người ta cảm thấy họ bị tách rời khỏi xã hội khi họ thấy giới siêu giàu soạn lại luật lệ có lợi cho họ.”

 

Stephen Harris, giáo sư chính sách công ở Đại học Carleton và Đại học Ottawa, nói những chủ doanh nghiệp giàu có khả năng vận động chính phủ nhiều hơn đa số dân thường Canada, và điều đó góp phần gây bất bình đẳng.

 

Bà Ravon nói thêm rằng một xã hội có mức độ bất bình đẳng quá cao không bền vững về kinh tế. “Về dài hạn, nếu của cải quá tập trung trong tay của một thiểu số, sẽ chẳng còn ai mua hàng hóa, để giữ cho nền kinh tế tiếp tục vận hành.”

 

Nhưng giáo sư Harris nói rằng vấn đề này không dễ giải quyết. Theo ông, có một số điều Canada có thể làm — chẳng hạn các chính sách tái phân phối thu nhập đã được áp dụng ở các nước Bắc Âu, vốn thường có mức độ bất bình đẳng thấp hơn — nhưng chúng sẽ chẳng có tác đụng trừ phi dân chúng ủng hộ.

 

Báo cáo của Oxfam đưa ra một số đề xuất để chính phủ thực hiện trong ngân sách liên bang sắp tới, trong đó có đánh thuế lũy tiến — một hệ thống được dùng ở các nước Bắc Âu, trong đó những người có thu nhập cao hơn đóng thuế với thuế suất cao hơn.

 

Báo cáo này cũng đề xuất tăng tỷ lệ chi tiêu của chính phủ cho các dịch vụ công cộng và an sinh xã hội.

Nguồn: Tintuccanada.com



Send mail   In trang
 
Các tin khác

DU HỌC - VISA EDUBRIDGE VIETNAM

Địa chỉ: Tầng 4, 18 Lê Lợi, Phường Vĩnh Ninh, TP. Huế

Email: edubridgevn@gmail.com

Điện thoại: 0234 3938 455 hoặc 0914 202 757

Fanpage: Du học - Visa EduBridge Vietnam

Website: edubridgevn.com

Lượt truy cập: 1283595 - Đang trực tuyến: 27